Bài viết hôm nay ta sẽ liệt kê các bộ phận và chức năng của nó trong một hệ thống âm thanh hay dung cho các sự kiện, văn nghệ, hội nghị,… Hãy cùng đến với từng bộ phận:
1. Microphone
– Là thiết bị hỗ trợ thu âm, biến dao động âm thanh thành dao động điện và truyền đi các bộ phận khác xử lý để truyền tới loa.
2. Mixer
– Là nơi tất cả các tín hiệu đầu vào (input) được kiểm soát, xử lý và dẫn tới những cổng xuất (output) phù hợp. Tất cả các bàn mixer có thể khác nhau, nhưng nó đều phục vụ chung một vai trò.
– Đa số các bàn đều có 8 channels trở lên, vài subgroup, các cổng xuất stereo cho dàn loa main, các cổng xuất “Auxiliary” dùng cho loa monitor cũng như kết nối các thiết bị hiệu ứng ngoại vi.
– Sau khi xử lý tín hiệu, tất cả các channel tất nhiên được định hướng tới cổng xuất stereo chính (strereo main outputs) và gửi tới hệ thống PA cho đám đông thưởng thức, nhưng tất nhiên, bạn cần kết nối bàn mix với loa.
3. Graphic Equalizers
Console Main Outputs > EQs
– Mọi âm thanh phát ra đều có dao động, khi có dao động thì có tần số xuất hiện. Âm trầm thì dao động ít (tần số thấp), âm cao thì dao động nhiều (tần số cao). Các âm thanh được phát ra được trải rộng ở nhiều dải tần số, nhưng không phải dải tần nào cũng hay và thuận tai nên đôi khi chúng ta nên tùy chỉnh tăng, giảm, loại bỏ một số dải tần nhất định.Và công cụ EQs (EQs) được ra đời để dùng cho chỉnh sửa tần số phát ra của loa
4. Crossover
Console Main Outputs > EQs > Crossover
– Crossovers là những thiết bị cắt tín hiệu của bạn thành 2 phần: Tín hiệu tần số thấp (low frequencies) đi tới subs và phần còn lại đi tới mains.
– Vài Crossovers bao gồm 3-way splitting cho loa low, mid và high. Đây là các hệ thống cao cấp thường được thấy ở các địa điểm được lắp đặt chuyên nghiệp.
5. Power amp
Console Main Outputs > EQs > Crossover > Power Amps
– Power amps có 1 vai trò: nó cung cấp công suất cho loa passive.
– Power amps rất quan trọng trong hệ thống PA system. Sử dụng sai power amps có thể gây thủng loa, amp bắt lửa hoặc cả 2.
Ta sẽ cùng nghiên cứu cách chọn Power amp cho loa ở những bài viết sau.
6. Main Speaker
Console Main Outputs > EQs > Crossover > Power Amps > Main Speakers
– Loa là điểm cuối cùng của chuỗi tín hiệu – điểm dừng cuối cùng trước khi tất cả những tín hiệu điện quay ngược trở lại thành âm thanh.
– Loa được chia căn bản thành 2 loại: active và passive
– Active speakers được cấp công suất nguồn. Power amps được tích hợp bên trong loa và tất cả những điều bạn cần làm là cắm IEC cable (dây điện nguồn) vào nguồn điện và bật lên.
– Để kết nối loa active với bàn mix, đơn giản dùng cáp XLR hoặc TRS kết nối từ main outputs của bàn tới input của loa.
– Passive speakers không được cấp nguồn công suất. Vì vậy bạn phải kết nối với một power amp bên ngoài để bật nó lên.
– Để kết nối passive speakers tới bàn, sử dụng cáp XLR từ main output của bàn tới input của power amp, sau đó kết nối tiếp output của power amps tới input của loa bằng cáp TS hoặc Speakon.
– Nên nhớ, mỗi loai cần được ghép nối với EQs và power amp phù hợp.
7. Subwoofer
Console Main Outputs > EQs > Crossover > Power Amps > Subwoofers
– Nhiều hệ thống bao gồm nhiều loa siêu trầm cho dải tần siêu thấp (extra low) và sự tăng cường gia cố âm thanh.
– Active subwoofers đã gồm Crossovers tích hợp, là thiết bị chia tín hiệu của bạn thành 2 phần low frequencies đi tới sub và phần còn lại đi vào mains.
– Nếu chỉ có 2 active subwoofers được dùng, ta có thể đơn giản gửi main output của bàn tới input của subwoofers. Sau đó, sửdụng cổng xuất “thru” để kết nối subwoofers tới loa “top” bằng cáp XLRs.
– Nếu passive speakers được sử dụng, bạn phải có thêm 1 crossover ngoài, với chức năng y hệt crossover tích hợp trong active subs.
Trên đây là các bộ phận cơ bản của một hệ thống âm thanh và chức năng của nó. Để kết nối chúng lại với nhau và vận hành như thế nào, chúng tôi sẽ có những bài viết và video tiếp theo để các bạn có hình dung rõ hơn về việc đó. Đừng quên ghé qua website để cập nhật những bài viết bổ ích mới nhất, thân chào !